Cua Quạt: một loại cua độc!
I. Giới thiệu
Cua Quạt tên khoa học là Demania reynaudii thuộc họ Xanthidae (cua rạn Xanthid) phân bố tại các rạn san hô tại vùng biển nhiệt đới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tại việt nam của Quạt còn được biết đến là cua Florida có ở các vùng biển của các tỉnh miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng,…
Đặc điểm nhận dạng: cua Quạt có phần vỏ đầu ngực có dạng elip ngang, mặt lưng của vỏ cua hơi lồi nhưng khá láng và phẳng. Cua có những vệt màu xanh da trời hơi lục, pha trộn với những vết loang màu đỏ tía, các ngón chân kìm màu sậm.
Hình 1. Mẫu vật cua Quạt Demania renaudii thu thập từ vụ ngộ độc thực phẩm tại Thanh Hoá 27/3/2021 (Ảnh: Trương Sĩ Hải Trình)
Cua Quạt là một loài cua độc
Độc tố của Quạt là Saxitoxin và Tetrodotoxin được tạo ra bởi endobacteria tại gan, tuyến vị, ruột, máu và các cơ quan khác của cua và được lưu trữ trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua.
Tetrodotoxin và Saxitoxin là gì?
Tetrodotoxin, thường được viết tắt là TTX, là một chất độc thần kinh mạnh. TTX ngăn chặn sự chọn lọc ion natri (được trình bày chi tiết vào năm 1964 bởi Toshio Narahashi và John W. Moore tại Đại học Duke, sử dụng kỹ thuật kẹp điện áp khoảng cách sucrose) bằng cách kích thích điện thế hoạt động trong các dây thần kinh bằng cách gắn vào các kênh natri cổng điện áp trong màng tế bào thần kinh và ngăn chặn sự di chuyển của các ion natri (chịu trách nhiệm cho giai đoạn tăng của điện thế hoạt động) vào trong tế bào thần kinh. Điều này ngăn hệ thống thần kinh gửi thông tin và do đó cơ bắp uốn cong để đáp ứng với kích thích thần kinh.
Saxitoxin (STX) là một chất độc thần kinh mạnh và là độc tố động vật có vỏ tê liệt nổi tiếng nhất. Saxitoxin liên kết ngược với kênh natri. Nó liên kết trực tiếp trong lỗ chân lông của protein kênh, làm tắc nghẽn lỗ mở và ngăn chặn dòng chảy của các ion natri qua màng. Điều này dẫn đến sự tê liệt thần kinh vùng bị ảnh hưởng.
Các chất độc này có tính bền với nhiệt và acid nên không phân huỷ được bởi nhiệt độ tức là khi nấu chín thì các chất độc này vẫn còn tồn tại trong thịt cua nên việc tiêu thụ các loài giáp xác này sẽ gây ngộ độc và có thể gây tử vong cho chúng ta. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.
- Ngộ độc qua Quạt
- Dấu hiệu khi bị ngộ độc
Nếu ăn phải loài cua này thì khoảng 10 phút sau sẽ có biểu hiện:
- Tê: đầu lưỡi, môi, tê hai tay và lan xuống chân
- Chóng mặt, buồn nôn
- Đau đầu
- Khó thở
- Đau thắt vùng bụng
- Mất cân bằng vận động.
- Suy hô hấp, tê liệt hệ thần kinh và có thể dẫn đến tử vong.
- Cách xử lý khi ăn phải cua Quạt
Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên: tê môi, tê tay (người bệnh vẫn còn tỉnh, phản xạ nuốt và ho khạc tốt):
+ Gây nôn cho bệnh nhân: phải tìm mọi cách để bệnh nhân nôn toàn bộ thịt cua đã ăn ra, uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc và kéo dài thời gian hấp thu.
+ Than hoạt: dạng bột uống 1g/kg cân nặng cơ thể pha với 50 – 200 ml nước sạch khuấy đều uống hoặc uống kèm với 1 lượng than hoạt gấp đôi (2g/kg).
Nếu người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê và còn thở: nằm nghiêng sang một bên.
Nếu người bệnh có khó thở, thở yếu hoặc ngừng thở, tím: gọi cấp cứu 115 và tiến hành hồi sinh tim phổi.
Hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.
- Phòng ngừa:
Để an toàn cho bản thân và gia đình tốt nhất cần:
– Nhận biết các loài cua độc: Cần học cách nhận biết các loài cua độc như cua lông, cua xanh, cua hoang dã, v.v. để tránh ăn nhầm vì các loài cua độc thường có màu sắc, hình dạng đặc trưng.
– Chọn lựa cẩn thận khi mua và ăn cua:
- Chỉ mua cua từ các nguồn đáng tin cậy, như các cửa hàng, nhà hàng uy tín.
- Tránh mua cua từ các nguồn không rõ ràng, như chợ tự phát.
- Không nên ăn các bộ phận như gan, tuyến vị của cua vì chúng có thể chứa nhiều chất độc.
– Kiểm tra kỹ trước khi chế biến và ăn:
- Quan sát cẩn thận vẻ ngoài của cua, tránh các dấu hiệu bất thường.
- Ngửi và nếm thử một ít trước khi ăn để phát hiện mùi vị lạ.
– Chế biến cua an toàn:
- Luộc hoặc nấu cua kỹ ở nhiệt độ cao.
- Tránh sử dụng các phương pháp chế biến như ăn sống, hun khói, ngâm giấm vì chúng không làm giảm độc tính.
– Cảnh giác và cấp cứu kịp thời:
- Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như tê tay chân, run, khó thở, cần được cấp cứu ngay lập tức.
- Không cố ý gây nôn mửa mà hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế.
Để an toàn cho bản thân và gia đình tốt nhất bạn vẫn nên tránh ăn những con cua có hình thù, màu sắc lạ mắt khi chưa biết rõ về nó. Không thử khi thấy các con cua có hình dạng lạ mắt.
BIÊN SOẠN: Phạm Đình Quyết – Trần Thị Ngân Nhi