Ngộ độc cá nóc – Một tai hoạ âm thầm

I. Giới thiệu

Cá nóc là một trong những loại hải sản ngon và được ưa chuộng tại nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. Tuy nhiên, nếu không được chế biến đúng cách thì loại thực phẩm này sẽ gây ngộ độc và thậm chí là đe dọa đến tính mạng con người.

Tại nước ta có hơn 66 loài cá nóc khác nhau, khoảng 40 loài có khả năng gây độc tố. Độc cá nóc còn được đánh giá thứ 2 về mức độ, sau loài ếch độc phi tiêu vàng.

Trong các loài cá nóc, Cục An toàn thực phẩm– Bộ Y tế chỉ ra có năm loại cực độc là: Cá nóc răng mỏ chim, cá nóc tro, cá nóc vằn mặt, cá nóc chấm cam, cá nóc chuột vằn mang, trong đó  cá nóc chấm cam và cá nóc chuột vằn mang là hai loài độc nhất.

Đặc điểm nhận dạng: Tổng cục thủy sản cho biết cá nóc thường dễ nhận biết, loại cá nóc độc người dân thường ăn có thân ngắn từ 4-40 cm, chắc, vây ngắn, đầu to, mắt lồi, thịt trắng, bụng cá thường to tự phình lên như quả bóng.

Độc tính của cá nóc:

Cá nóc chứa một loại độc tố rất mạnh là Tetrodotoxin (TTX), mạnh gấp 1000 lần xyanua. TTX tập trung chủ yếu ở da, nội tạng, cơ bụng,  và trứng cá. Do đó, nếu ăn phải những bộ phận này sẽ dẫn đến ngộ độc dù chỉ ăn 1 lượng nhỏ.

Tetrodotoxin là một chất độc thần kinh mạnh, ngăn chặn sự chọn lọc ion natri (được trình bày chi tiết vào năm 1964 bởi Toshio NarahashiJohn W. Moore tại Đại học Duke, sử dụng kỹ thuật kẹp điện áp khoảng cách sucrose) bằng cách kích thích điện thế hoạt động trong các dây thần kinh bằng cách gắn vào các kênh natri cổng điện áp trong màng tế bào thần kinh và ngăn chặn sự di chuyển của các ion natri (chịu trách nhiệm cho giai đoạn tăng của điện thế hoạt động) vào trong tế bào thần kinh. Điều này ngăn hệ thống thần kinh gửi thông tin và do đó cơ bắp uốn cong để đáp ứng với kích thích thần kinh.

II. Ngộ độc các Nóc

  1. Dấu hiệu ngộ độc cá Nóc

Triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc

Sau khi ăn cá nóc bị nhiễm độc,

  • Ban đầu, nạn nhân sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như tê lưỡi, môi, các chi, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa, khó thở và hạ huyết áp.
  • 30 phút đến 3 giờ, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn với liệt cơ, rối loạn hô hấp và tim mạch.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể tử vong trong vòng 4 – 24 giờ do suy hô hấp và tim.
  1. Cách sơ cứu khi ngộ độc cá Nóc

Ngay khi có dấu hiệu đầu tiên: tê môi, tê tay (người bệnh vẫn còn tỉnh, phản xạ nuốt và ho khạc tốt):

+ Gây nôn cho bệnh nhân: phải tìm mọi cách để bệnh nhân nôn toàn bộ thịt cua đã ăn ra, uống thật nhiều nước để làm loãng chất độc và kéo dài thời gian hấp thu.

+ Than hoạt: dạng bột uống 1g/kg cân nặng cơ thể pha với 50 – 200 ml nước sạch khuấy đều uống hoặc uống kèm với 1 lượng than hoạt gấp đôi (2g/kg).

Nếu người bệnh rối loạn ý thức, hôn mê và còn thở: nằm nghiêng sang một bên.

Nếu người bệnh có khó thở, thở yếu hoặc ngừng thở, tím: gọi cấp cứu 115 và tiến hành hồi sinh tim phổi.

Hãy đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ.

  1. Một số cách để phòng tránh ngộ độc cá nóc
  • Không mua, không sử dụng cá nóc: Cá nóc chứa nhiều chất độc nên không nên mua và ăn.
  • Cẩn trọng khi ăn các loại cá khác: Nhiều loại cá khác cũng có thể chứa độc tố do ăn phải cá nóc.
  • Kiểm tra nguồn gốc cá: Chỉ mua cá từ những nơi uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Không nên mua cá từ những nguồn không đảm bảo.
  • Không tự ý chế biến cá nóc: Chỉ những người được đào tạo chuyên môn mới có thể chế biến cá nóc an toàn, loại bỏ được độc tố.
  • Theo dõi các triệu chứng ngộ độc: Nếu xuất hiện các triệu chứng như tê, nhức đầu, buồn nôn sau khi ăn cá nóc, cần đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

 

Với những người không có chuyên môn, tốt nhất là không nên ăn cá nóc để tránh nguy cơ ngộ độc nghiêm trọng. Hãy chọn các loại hải sản khác an toàn hơn.

 

Biên soạn: Phạm Đình Quyết – Trần Thị Ngân Nhi

 

Scroll to Top